Hệ vi sinh của cơ thể hoạt động thế nào?

Đội quân vi khuẩn đó có ít nhất là 75.000 gien còn bạn chỉ có 25.000 thôi, có nghĩa là vi khuẩn đa dạng hơn bản thân bạn về thành phần, chủng loại protein và thông tin di truyền. 38% các phân tử nhỏ bé tuần hoàn trong mạch máu của bạn là do các vi khuẩn hệ đường ruột sản sinh ra. Chúng giám sát trạng thái sinh hóa của cơ thể  có nghĩa là toàn bộ sức khỏe thể chất và tinh thần  của bạn; chúng có thể làm cho bạn có khả năng làm việc; khỏe mạnh hay khiến bạn đau ốm.

Gộp lại toàn bộ, bạn là một  “siêu cơ thể“ gồm 100.000 gien và 100 ngàn tỷ tế bào !

Hệ vi sinh đường ruột có thể giúp bạn khỏe mạnh và cũng có thể khiến bạn đau yếu

Trong vòng 3 năm, hơn 200 nhà khoa học trên toàn nước Mỹ được Viện Quốc gia về sức khỏe tài trợ 180 triệu USD để thực hiện dự án Hệ vi sinh của con người – The Human Microbiome Project. Kết quả nghiên cứu đã nhất quán rằng khi hệ vi sinh của bạn bị bệnh thì bạn cũng sẽ đau yếu và bạn không thể hoàn toàn khỏe mạnh khi mà hệ vi sinh của bạn chưa khỏe mạnh.

Thế nào là vi khuẩn đường ruột bị bệnh ?

Vâng , đó là khi chúng bị mất cơ cấu đa dạng và giảm về số lượng.

Nếu bạn khỏe mạnh thì bình thường phải hiện diện khoảng  800 chủng  ( loài, nòi ) vi khuẩn trong đường ruột. Trong mỗi chủng sẽ có những dòng khác nhau, tổng hợp lại bạn sẽ có vài ngàn dòng khuẩn khác nhau trong hệ đường ruột  và giữa chúng có những loại khuẩn tốt ( lợi khuẩn – probiotics )  có khả năng sản xuất ra các chất có lợi cho cơ thể và loại khuẩn gây bệnh ( khuẩn xấu – pathogen), ký sinh trùng và nấm đơn bào tiết ra chất độc, kể cả carcinogenic là chất gây ung thư.

Trong một cơ thể khỏe mạnh tỷ lệ lợi khuẩn (probiotics) / khuẩn gây bệnh ( pathogens parasites , yeasts ) là 90/10.Điều này không có nghĩa là tất cả khuẩn xấu đều biến mất mà một số nhỏ “ kẻ xấu” vẫn tồn tại nhưng bị khống chế và giám sát bởi cộng đồng vi khuẩn tốt.

Hệ vi sinh của bạn bị bệnh như thế nào ?

Điển hình nhất là khi bạn dùng kháng sinh, hóa chất  hoặc các thuốc gây ức chế dạng Proton Pump Inhibitors,  khi đó hệ vi sinh của bạn sẽ bị tổn thương và cộng đồng lợi khuẩn probiotics bị mất thế số đông áp đảo. Một liệu trình điều trị bằng kháng sinh 5 ngày sẽ gây nên hậu quả không tốt đẹp gì khiến các vi khuẩn tốt bị chết ngay sau 2 ngày bởi lẽ chúng rất mong manh. Thế nhưng các khuẩn độc hại thì khỏe hơn vì  một số dòng có thể sống sót sau 8 tuần với 03  liệu trình kháng sinh gộp. Kết quả cuối cùng là cơ cấu của hệ vi sinh thay đổi: Các vi khuẩn tốt giảm cả về chủng loại lẫn số lượng dẫn đến sự thống trị của khuẩn gây bệnh.

Không khó khăn để lên án một bác sĩ kém hiểu biết ghi đơn thuốc như cho trẻ con ăn kẹo. Điều không may là ngày nay có tới 90% thuốc kháng sinh được dùng trong chăn nuôi và do đó kháng sinh có mặt khắp nơi ở các quầy bán thịt .

Ngoài ra sự suy sụp của hệ vi sinh không chỉ do uống kháng sinh mà còn có thể vì những lý do khác như sự thay đổi độ pH trong ruột, hút thuốc, ăn quá mặn, quá ngọt, dùng nhiều dưa muối, uống nhiều rượu bia và tinh thần căng thẳng , bị nhiễm ký sinh.

Một hệ vi sinh tổn thương đồng nghĩa với một cơ thể ốm yếu

Có tới gần 80% hệ miễn dịch của cơ thể cùng bộ nhớ của nó được hình thành nhờ các lợi khuẩn của hệ vi sinh đường ruột. Tiêu diệt lợi khuẩn chính là tàn phá hệ miễn dịch.

Chỉ qua một đêm các lợi khuẩn có thể ăn khoảng 900 g các dạng nấm, men đơn bào ( yeast ) mà cơ thể đã tiếp nhận qua đường miệng trong ngày dưới dạng thức ăn và nước uống. Lợi khuẩn chính là những lính gác biên phòng ngăn chặn sự xâm nhập của các loại nấm mốc, men đơn bào dạng Candida

Lợi khuẩn còn khống chế các vi khuẩn xấu bằng cách tiết ra acid lactic nhằm ngăn chặn sự nhân  lên và phân chia của chúng hoặc tiêu diệt trực tiếp bằng các chất khác .

Ký sinh trùng cũng có thể  thải ra cơ thể các độc tố khiến cơ thể ốm yếu , một số còn tiết ra carcinogens gây ung thư . Theo một nghiên cứu của Đại học Y khoa Maryland , Hoa kỳ các vi khuẩn độc hại và ký sinh trùng có thể lưu lại trong cơ thể hơn 20 năm để rồi bùng phát khi lợi khuẩn trong cơ thể suy yếu , nhượng bộ. Bởi vậy bạn luôn cần một trạng thái lợi khuẩn chiếm ưu thế và cơ thể không có ký sinh trùng.

Lợi khuẩn đường ruột sản sinh ra các chất củng cố sức khỏe

Lợi khuẩn sản xuất ra  các vitamin B ( có vai trò kiểm soát quá trình tự sao chép DNA trong cơ thể ) vitamin K ( làm cho gan và xương khỏe mạnh) , điều tiết đường huyết và  mức oxy hóa glutathioneChúng còn sản sinh ra các short chain ester đóng vai trò trong việc kiểm soát mức triglyceride trong máu và sự viêm nhiễm đường ruột dẫn tới viêm các bộ phận khác trong cơ thể .( viêm nhiễm mãn tính dễ tạo điều kiện cho quá trình di căn  bệnh ung thư diễn ra nhanh hơn ).

Lợi khuẩn còn sản xuất ra melatonin, serotonin, dopamine v.v

Khi nào có thể nói hệ vi sinh của bạn bị thương tổn ?

Những triệu chứng đặc trưng nhất của sự tổn thương hệ vi sinh đường ruột là gì ?

Đó là chứng đầy hơi, chướng bụng sau khi ăn, lở miệng, eczema, mụn , dị ứng , ỉa chảy, táo bón, mệt mỏi không rõ nguyên nhân, ăn không ngon miệng, viêm họng thường xuyên , chậm lành các vết thương v.v…

Ung thư bắt đầu từ ruột

Ung thư ruột kết trực tràng có liên quan đến sức khỏe của hệ đường ruột

Nếu như bạn có một hệ vi sinh không được khỏe thì nhiều khả năng bạn mắc những chứng như IBS – kích thích vùng bụng , Crohn , Lupus và một số bệnh khác. Và tại sao bạn không nghĩ rằng bạn cũng có rủi ro bị ung thư ruột kết trực tràng ?

Brian Coomber và các đồng nghiệp ở Đại học McMaster đã trình bày một kết quả nghiên cứu vào tháng 10/2016 để chỉ ra rằng những người từng bị ngộ độc thực phẩm một lần trong đời  vẫn cho thấy sự hiện diện  bền bỉ của E.coli (  adherent –Invasive E.coli - AIEC ) ở trạng thái phát triển mặc dù các vi khuẩn chính ,trực tiếp gây ra ngộ độc đã bị loại bỏ khỏi cơ thể. Nguyên nhân có thể do các khuẩn gây bệnh chính đã làm tổn thương

các lợi khuẩn vốn vẫn kiểm soát khuẩn E.coli hoặc vì thuốc kháng sinh đã gây ra.  Nói cách khác, khuẩn E.coli có khả năng sau 10-20 năm bùng phát trở lại.

Kết cục là mức độ rủi ro mắc bệnh Crohn sẽ cao hơn ( triệu chứng đau bụng, ỉa chảy, chuột rút ) dẫn tới ung thư ruột kết trực tràng và rút ngắn tuổi thọ.

Ở Châu Âu, chương trình nghiên cứu của EU về môi trường vi sinh cơ thể người mang tên SYNCAN đã quan tâm tìm hiểu mối liên hệ giữa hệ vi sinh với ung thư ruột kết. Các nhà nghiên cứu đã công bố kết quả cho thấy những bệnh nhân ung thư ruột kết có ít sự đa dạng và nghèo nàn về số lượng các chủng lợi khuẩn probiotics hơn so với những người khỏe mạnh . Vi khuẩn mà các bệnh nhân ung thư có phần lớn là các khuẩn độc hại ( theo Journal of the National Cancer Institute, 12/ 2013 ) .

GS Jiyong Ahn tác giả công trình nghiên cứu làm việc tại  trường Y khoa NYU , New York đã phát biểu :” Lần đầu tiên chúng tôi đã phát hiện ra rằng ở người bị ung thư ruột kết trực tràng thành phần vi khuẩn của hệ đường ruột khác với người khỏe mạnh”

Cụ thể là tìm thấy sự hiện diện của các khuẩn độc hại gây viêm nhiễm Fusobacterium có khả năng tiết ra các chất đánh thức các tế bào ung thư. Các bệnh nhân cũng có mức độ thấp một dòng chuyên biệt chủng Clostridia – một lợi khuẩn có vai trò kiểm soát mức độ glucose trong cơ thể bằng cách  liên kết với một số thực phẩm nhất định.

Điều này thú vị là vì vào năm 2016 một nghiên cứu của Broad Institute , Harvard cho thấy trẻ em khi còn nhỏ tuổi dùng kháng sinh sẽ mất khả năng kiểm soát glucose trong cơ thể và dễ mắc các bệnh tự miễn .

Trung tâm John’s Hopkin Kimmel năm 2009 đã chỉ ra rằng  sự đói glucose có thể hạn chế ung thư ruột kết trực tràng phát triển; trong khi đó một nghiên cứu khác cho thấy metformin- một loại thuốc điều trị tiểu đường cho phép kiểm soát đường máu có khả năng kéo dài sự sống cho bệnh nhân. Rõ ràng là kết hợp hai cách tiếp cận có thể khắc phục sự thiếu vắng của lợi khuẩn Clostridium.

Các nghiên cứu của SYNCAN cũng cho thấy những người sử dụng thường xuyên lợi khuẩn  có khả năng làm giảm rủi ro mắc ung thư ruột kết trực tràng.

Ung thư tụy liên quan tới sức khỏe của hệ đường ruột

Bệnh nha chu, viêm quanh chân răng đang được nghiên cứu để làm rõ mối liên hệ với ung thư và một số bệnh khác. Trung tâm Langone Medical thuộc Đại học New York đã phát hiện ra rằng những người mà môi trường vi sinh vùng miệng có chứa khuẩn Porphyromonas gingivalis phải đối mặt với rủi ro bị ung thư tuyến tụy cao hơn người không có vi khuẩn này ở miệng là 59%. Tương tự, những người mà môi trường vi sinh vùng miệng có khuẩn Aggregatibacter actinomycetemcomitans cũng dễ bị ung thư tụy hơn người không có vi khuẩn này ở vùng miệng là 50%. Cả hai chủng khuẩn độc hại này đều gây ra bệnh viêm quanh chân răng, nha chu.

Ung thư thực quản và gan có liên quan tới sức khỏe của ruột

Các nhà nghiên cứu tại Lousiana School of Dentistry đã phát hiện vi khuẩn gây ra bệnh viêm chân răng Porphyromonas gingivalis trong mô các tế bào ung thư của 61% những bệnh nhân mắc chứng  Esophageal Squamous cell carci ( ESCC ) trong khi không thấy chúng ở người khỏe mạnh.

Một nghiên cứu toàn diện khác của trung tâm Perlmutter Cancer Langone Health thuộc Đại học New York cũng cho thấy người bệnh có khuẩn Tanerella forsythia gây viêm chân răng dễ bị ung thư tụy hơn người không có khuẩn này là 21%.

Mối liên hệ giữa sự hiện diện của một số vi khuẩn độc hại với ung thư gan cũng được thực hiện . Tất nhiên  việc tìm thấy thành phần của hệ vi khuẩn tại một bộ phận cơ thể cũng là chỉ dấu cho sự hiện diện của chúng ở tất cả những nơi khác của cơ thể và dễ dàng hiểu được mức độ nguy hiểm đã lan rộng .

Ung thư vú cũng liên quan tới sức khỏe của ruột

Trước năm 2014 các nhà khoa học chưa có lý do gì để tin rằng vi khuẩn có vai trò trong ung thư vú. Nhưng nhà khoa học Canada , Dr. Gregor Reid của Viện nghiên cứu sức khỏe Lawson đã cảm nhận được điều này bởi vì  người mẹ truyền vi khuẩn cho con qua sữa khi cho bú . Càng cho con bú lâu người mẹ càng được bảo vệ tốt hơn và có thể ở đây yếu tố vi khuẩn có thể đóng một vai trò nào đó trong bệnh ung thư vú. Trong một nghiên cứu sau này ( đăng trên tạp chí Applied and Environmental Microbiology ngày 24 /6/2016 ) ông cùng nghiên cứu sinh tiến sĩ của mình  BS. Camilla Urbaniak đã cho thấy sự khác biệt về thành phần hệ vi sinh ở vú người bệnh so với vú người khỏe mạnh. Phụ nữ bị ung thư vú có thành phần khuẩn E.coli và Staphylococus epidermidis rất cao .

Được biết cả hai chủng khuẩn trên  đều gây nên sự gãy đoạn trong các AND sợi kép        ( double- stranded DNA ) ở tế bào người – một kết cục tương tự như do tia phóng xạ, độc tố tác động lên gien và quá trình oxy hóa tế bào gây nên .

Không ngạc nhiên khi các chủng lợi khuẩn lactobacillus và Streptococcus được biết như những khuẩn hỗ trợ sức khỏe lại hiện diện ở mức áp đảo trong hệ vi sinh vú của người khỏe mạnh. Hai chủng khuẩn này được xác định là có khả năng bảo vệ con người khỏi ung thư .Chẳng hạn như Strepcococus thermophilus sản xuất ra các hợp chất có tính  anti-oxydant cao nên trung  hòa các chất gây ung thư .

Một nghiên cứu của Cleveland Clinic cho thấy trong mô của ung thư vú hoàn toàn thiếu vắng một loại lợi khuẩn có tên Methylobacterium . Nước tiểu của phụ nữ ung thư vú chứa các vi khuẩn gram dương gây bệnh (  gram positive pathogenic bacteria ) ở mức rất cao .

Ung thư tiền liệt tuyến có liên quan tới vi khuẩn gây viêm nhiễm

Ung thư tiền liệt tuyến thường được phát hiện  sau khi bị viêm trước đó.TH Chan Public Shool ở Boston  tiến hành một số nghiên cứu  và đến năm 2013  đã kết luận vi khuẩn Helicobater hepaticus có liên quan tới  bệnh ung thư này và điều tồi tệ hơn là thí nghiệm trên chuột cho thấy vi khuẩn này có thể lây truyền !

Các kết quả thí nghiệm khác cho thấy  những con chuột có chế độ ăn chứa polyphenols ( chất có tính bảo vệ cao, chống ung thư ) thì trong hệ vi sinh của chúng hiện diện ở mức cao các lợi khuẩn  chủng Faecalibacterium praunitzii và Eubacterum rectalie , còn những con bị ung thư ở giai đoạn đầu đã cho thấy ở mức cao vi khuẩn Bacterodes massiliensis.

Ung thư não cũng liên quan tới sức khỏe đường ruột

Khoảng 20% bệnh nhân ung thư não được xét nghiệm đều có vi khuẩn Borelia bergdoferi vốn cũng là thủ phạm gây ra căn bệnh Lyme theo một nghiên cứu của Dr. Alan B. MacDonald .

Ung thư dạ dày có liên quan tới sức khỏe đường ruột

Sự hiện diện ở mức cao chủng vi khuẩn Helicobacter  pylori trong dạ dày được y học thế giới nhận định là nguyên nhân của bệnh viêm loét dạ dày, hành tá tràng , trào ngược và ung thư dạ dày.

Hệ vi khuẩn đường ruột của bạn có thể làm gia tăng hoặc giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh ung thư

Năm 2017 Dr. Meredith Huller làm việc tại  Trung tâm  nghiên cứu ung thư  Fred Hutchinson đã khẳng định vai trò quan trọng của môi trường vi sinh đường ruột  và ông cũng cho  rằng  các vi khuẩn đường ruột cùng chế độ ăn uống có thể làm giảm thiểu hoặc gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư; ví dụ như vi khuẩn đường ruột được nuôi bằng bông cải xanh  Broccoli sẽ sản xuất ra những chất làm giảm nguy cơ ung thư.  Dr. Huller cũng gọi tên đích danh  vi khuẩn Fusobacterium nucleatum , một số dòng của chủng E.coli và Streptococcus gallolyticus cùng các cộng đồng vi khuẩn gây bệnh khác tập trung lại để hình thành lớp nhầy có tên gọi “ biofilm”  bám ở thành ruột  làm tăng nguy cơ ung thư.

Bạn là một siêu cơ thể và rất cần được hoàn toàn khỏe mạnh

Mỗi chúng ta thực chất đều là những “ SIÊU CƠ THỂ “ chứa tới 100.000 gien và 100.000 tỷ  tế bào. Sẽ hoàn toàn sai lầm khi nghĩ rằng cơ thể bạn là một thực thể tách biệt khỏi thế giới vi sinh đang sống cùng bạn. Các bác sĩ ở Hoa Kỳ và Australia  đã sử dụng Faecal Enemas – một chế phẩm làm từ phân của những người khỏe mạnh để tái tạo lại hệ vi khuẩn đường ruột cho những người bệnh. Cho tới nay phương pháp này đang đem lại kết quả tốt .

Từ nhiều năm nay các nhà khoa học   Liên bang Nga  đã chọn lọc được từ môi trường sạch bậc nhất hành tinh - vùng Siberia hoang vu quanh năm băng giá những  dòng  lợi khuẩn thuộc chủng Bacillus thuộc loại khỏe nhất,   dẻo dai nhất – có thể sống trong điều kiện từ      -80 C tới  + 150 C , không bị thương tổn khi đi qua dịch acid dạ dày và đúng nghĩa là một chiến binh- lực sĩ chúng loại bỏ nhanh chóng các vi khuẩn gây bệnh ,  các nấm  độc hại , men đơn bào và ký sinh bám   trong lớp nhày ở thành ruột  , giúp khôi phục lại môi trường vi sinh Microbiome lành mạnh, cân bằng như Tạo hóa và quá trình Tiến hóa đã lập nên cho con người ( Homeostas )  .

So với các lợi khuẩn lấy từ phân người khỏe mạnh của một số phòng thí nghiệm Âu- Mỹ- Úc  thì phương pháp của Nga có sự khác biệt khi chọn nguồn probiotics từ  môi trường  Thiên nhiên sạch  và khắc nghiệt nên tận dụng được  tính chất ưu việt của các gien trội ,  giúp tạo ra các sản phẩm  có  phẩm  chất  khác biệt  . Chẳng hạn như  dòng Bacillus subtilis DSM- 24613 trong chế phẩm  Vetom  1.1 ; Vetom 1.23  và  Vetom 2.26 của Nga có khả năng sản sinh ra trong  ruột kết Interferon alpha 2 tương tự như  các tế bào bạch cầu  nội sinh  chỉ vài giờ sau khi  được đưa vào cơ thể qua đường  miệng hoặc bơm thẳng  vào ruột qua hậu  môn .  Trong  khi đó  hệ miễn dịch của cơ thể phải mất  2-3 ngày để huy động đủ lực lượng   nhằm chống lại sự xâm nhập của  vi khuẩn , vi rus từ bên ngoài . Đặc điểm nổi trội này giúp cơ thể  có thể kịp thời ngăn chặn  sự  lây lan của các bệnh truyền nhiễm  do nhiều loại virus , vi khuẩn và nấm bệnh,  trong đó có một số  loại đã nhờn với các loại thuốc kháng sinh  thế hệ 3 và 4  gây ra  ( 1 ) . Ngoài ra , theo nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học thì chủng Bacillus subtilis có nhiều ưu điểm nổi trội hơn Lactobacteria và Bifidobacterium [ 2 ].

Ngày nay các chế phẩm  có chứa lợi khuẩn probiotics ngoài việc hỗ trợ phòng , chống các bệnh truyền nhiễm  còn cho thấy công dụng và hiệu quả trong điều trị phối hợp với các liệu trình hóa trị , xạ trị và các thuốc chữa ung thư bằng phương pháp miễn dịch. ( 3).

Khi đã có nhận thức đúng đắn , sâu sắc hơn về thế giới vi sinh và môi trường vi sinh trong mỗi cơ thể  , chúng ta  có cảm giác  như  đã đi một vòng để quay về với chính mình , phát hiện ra sức mạnh nội tại ở những cái từng  bị coi  là nhỏ bé nhất.

 

Tài liệu tham khảo

(1)   www.vetom.vn

[2 ].Gracheva .N.M ,GavrilovA.F, Soloveva A I, Smirnov V.V, Sorokulova I B (1996).

The efficacy of  the new bacterial preparation biosporin in treating acute intestinal

infections . Journal of Microbiology, Epidemology and Immunobiology. Pp 75-77

[3] .  Mathew Katz . Four Reasons to Consider Probiotics with Radiation Therapy

http://radiationnation.com/radiation-oncology/probiotics-radiation-therapy

April 10, 2014

PGS, TS. Đoàn Mai Phương, Nguyên trưởng khoa Vi sinh BV Bạch mai

Bình luận

  • avatar

    Hello World! https://ro37lr.com?hs=b766be8b68d3bbefd98d18a09c85faf3&
    .
    rhf8v9
  • avatar

    Hello World! https://helloworld.com?hs=b766be8b68d3bbefd98d18a09c85faf3&
    .
    99ssqv

Viết bình luận