4 lý do vì sao nên kết hợp sử dụng lợi khuẩn (probiotics) khi điều trị bệnh bằng phương pháp xạ trị
Khi xạ trị vùng xương chậu có thể gây nên triệu chứng ỉa chảy, chuột rút cùng nhiều hiệu ứng phụ khác do tổn thương niêm mạc hệ tiêu hóa hay phần đệm ở ruột. Những biểu hiện này không chỉ gây phiền toái mà còn kéo dài thời gian điều trị bệnh nói chung , thời gian nằm viện nói riêng với chi phí y tế bổ sung. Sử dụng các lợi khuẩn ( probiotics) – những vi khuẩn có ích sẽ giúp cho quá trình xạ trị diễn ra nhẹ nhàng và an toàn hơn đối với bệnh nhân ung thư.
Chứng viêm ruột sau khi xạ trị là hiệu ứng phụ khá phổ biến đối với bệnh nhân ung thư hậu môn, lưỡi, cổ tử cung, tụy , tiền liệt tuyến, trực tràng , âm hộ - tử cung. Điều này dẫn đến tình trạng bất tiện, khó chịu khi phải vào nhà vệ sinh, cơ thể mất nước, cảm giác tồi tệ nói chung và những tai biến khác.
Những tổn thương do xạ trị gây ra có thể làm thay đổi môi trường vi sinh đường ruột và thêm vào đó là nhiều bệnh nhân còn kết hợp cả hóa trị đồng thời nữa. Lợi khuẩn hay probiotics tồn tại dưới dạng nhiều chủng nhiều dòng nhưng chúng đều là các khuẩn cộng sinh một cách bình thường trong hệ đường ruột khi chúng ta khỏe mạnh. Sau đây là các lý do vì sao lợi khuẩn lại giúp cho quá trình xạ trị diễn ra tốt hơn :
- Ít hiệu ứng phụ không mong muốn ( Side effects ) hơn
Càng ngày càng có nhiều công trình nghiên cứu lâm sàng cho thấy probiotics có thể giúp giảm thiểu các hiệu ứng phụ không mong muốn.
Nghiên cứu của tác giả | Dạng ung thư | Số bệnh nhân | Vi khuẩn dùng kết hợp | Triệu chứng ỉa chảy | Độ cứng chắc của phân |
Demers và cộng sự (2013) | -Cổ tử cung -Trực tràng -Tiền liệt tuyến |
246 | Lactobacillus acidophilus và Bifidobacterium longum 2-3 lần/ngày | ở cấp độ 2-3 là 17% trong khi placebo là 35% (p= 0,04) | |
Chitaparanux và cộng sự (2010) | cổ tử cung | 63 | Lactobacillus acidophilus + bifidobacterium bifidum dạng viên2 lần/ngày | ở cấp độ 2-3 là 9% trong khi placebo là 45% (p< 0,01) | Giảm 19% , placebo 65% ( p<0,01) |
Giralt và cộng sự ((2008) | Âm hộ và cổ tử cung | 85 | Lactobacillus casej trong sữa chua | Cấp độ 2-3 là 45% placebo 36% | không |
Delia và cộng sự ( 2007) |
ruột kết và cổ tử cung | 490 | Nhiều chủng, 3 lần/ngày Dạng bột đóng gói |
Còn 32% trong khi placebo là 52% (p< 0,01) |
Delia và cộng sự ( 2007) Ruột kết, cổ tử cung 490 Nhiều chủng, 3 lần/ngày Dạng bột đóng gói Còn 32% trong khi placebo là 52% (p< 0,01) Không có báo cáo nhưng ít trường hợp dùng probiotic bị hơn Xạ trị sau khi phẫu thuật |
Urbancsek và cộng sự ( 2001) |
Đa dạng | 206 | Lactobacillus rhamnosus | (p< 0,01) | Tốt hơn với bn được dùng (p< 0,05) |
Tuy các nghiên cứu trên chưa phải là hoàn hảo nhưng đã giúp chỉ ra rằng có những con đường đơn giản để giảm độc tố gây ra từ quá trình xạ trị vùng xương chậu.
Trong hướng dẫn chỉ đạo mới xuất bản gần đây của Hiệp hội đa quốc gia hỗ trợ chăm sóc người bệnh ung thư các lợi khuẩn- probiotics đã được ghi nhận là có khả năng làm giảm nhẹ chứng viêm đường tiêu hóa. Trong những nghiên cứu được công bố mà tác giả được biết thì không phát hiện sự gia tăng của rủi ro nhiễm trùng máu hay những hiệu ứng phụ không mong muốn khác do dùng probiotics.
Lợi ích từ việc sử dụng lợi khuẩn không chỉ bị giới hạn bởi những con số thống kê dưới đây : chọn ngẫu nhiên 200 bệnh nhân ung thư vùng đầu và cổ đã cho thấy dùng Lactobacillus brevis lozenge giúp tăng cơ hội điều trị thành công ( 92% so với placebo 70% , p< 0,01) với tỷ lệ bị viêm niêm mạc ruột độ 3-4 là 52% so với placebo 77% , p< 0,01).
- Độ chính xác trong điều trị cao hơn.
Do việc chiếu xạ được hoạch định ngày một chuẩn xác nên tầm quan trọng của quá trình phục hồi , bao gồm các cơ quan nội tạng trở nên cấp thiết. Với ung thư tiền liệt tuyến việc thay đổi kích thước trực tràng có thể ảnh hưởng tới độ chính xác của điều trị. Một nghiên cứu mang tính ngẫu nhiên ở Hàn Quốc cho thấy 80% bệnh nhân ung thư tiền liệt tuyến phản ánh việc uống viên nang Lactobacillus acidophilus 2 lần/ngày giúp giảm kích thước trực tràng trong quá trình điều trị. Một sự sắp xếp nhất quán hơn từ bên trong cơ thể có thể cho phép giám sát bệnh ung thư tốt hơn, với ít hiệu ứng phụ không mong muốn hơn, hoặc cả hai.
- Ít gián đoạn trong điều trị hơn.
Một trong những mối lo ngại khi làm xạ trị là khối u tái phát làm giảm khả năng lành bệnh. Đây là điều quan ngại trong điều trị ung thư cổ tử cung và cũng như với tất cả các loại ung thư khác. Nếu người bệnh ít gặp các hiệu ứng phụ không mong muốn hơn thì sẽ ít xảy ra gián đoạn trong điều trị hơn. Các trường hợp ung thư vùng cổ và đầu nêu trên là những ví dụ cho kết quả tốt nhưng đối với việc xạ trị ở vùng xương chậu thì việc nghiên cứu cần tiến hành bổ sung.
- Tránh được các biến chứng sau này.
Cả hai phương pháp hóa trị và xạ trị đều làm tăng xác suất lây nhiễm khó chữa do khuẩn hình que ( Clostridium ) gây ra .Đây là một tình huống rủi ro làm phức tạp quá trình giám sát nhiễm khuẩn đối với người bệnh. Sử dụng các lợi khuẩn ( probiotics ) có thể giúp ngăn chặn sự lây nhiễm do khuẩn hình que gây ra, tuy nhiên cần nghiên cứu thêm đối với các bệnh nhân ung thư.
Tài liệu tham khảo
1. Demers et al. http://www.clinicalnutritionjournal.com/article/S0261-5614(13)00274-4/fulltext
2. Chitaparanux et al. http://www.ro-journal.com/content/5/1/31
3. Giralt et al. http://www.redjournal.org/article/S0360-3016(07)04510-5/abstract
4. Delia et al. http://www.wjgnet.com/1007-9327/full/v13/i6/912.htm
5. Urbancsak et al. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/11338068
6. Sharma et al. http://www.ejcancer.com/article/S0959-8049(11)00404-7/abstract
(Nguồn : http://radiationnation.com/radiation-oncology/probiotic-radiation-therapy )
Viết bình luận