Tiếp xúc với lợi khuẩn trong quá trình mang thai làm giảm nguy cơ mắc chứng tự kỷ ở trẻ sau sinh

Tiếp xúc với lợi khuẩn trong quá trình mang thai giúp giảm nguy cơ mắc chứng tự kỷ ở trẻ sau sinh.
Đại học Colorado Boulder
Xuất bản 27 tháng 5 năm 2020

Nguồn : CCO Public Domain
Theo các nghiên cứu gần đây trên động vật của Đại học Colorado Boulder thì việc cung cấp lợi khuẩn cho các bà mẹ mang thai ở 3 tháng cuối có thể ngăn chặn chứng tự kỷ ở những đứa trẻ sinh ra.
Kết quả nghiên cứu được đăng trên tạp chí Não bộ, hành vi và Hệ miễn dịch đã ghi nhận một loạt kết quả nghiên cứu trên động vật và người cho thấy việc tiếp xúc với một số vi khuẩn có khả năng tác động lên hệ miễn dịch có thể ngăn ngừa được quá trình viêm nhiễm và tác động tích cực lên não bộ và hệ thần kinh.
Đây là những nghiên cứu đầu tiên cho thấy việc tiếp xúc với một số lợi khuẩn trong quá trình mang thai có ảnh hưởng tới sự phát triển hệ thần kinh của thai nhi và cần có nhiều nghiên cứu hơn nữa để mở ra xu
hướng can thiệp mới trước khi sinh .
Phó Giáo sư Christopher Lowry từ Khoa Sinh Lý Tổng hợp , đồng tác giả công trình nghiên cứu cho rằng “ điều này cho thấy có thể phát triển việc can thiệp bằng vi khuẩn nhằm giảm thiểu rủi ro các hội chứng phát triển thần kinh bất bình thường tương tự như chứng tự kỷ”.
Tác giả chính của công trình , Giáo sư tâm lý học và thần kinh Daniel Barth thì khẳng định rằng đã từ lâu các nghiên cứu trên người cho thấy những căng thẳng trong quá trình mang thai thường gây ra sự viêm nhiễm ở cả mẹ và thai nhi và đó chính là yếu tố rủi ro gây nên chứng tự kỷ .
Trong công trình trước đó , Barth đã phát hiện ra rằng khi chuột bị căng thẳng lúc mang thai và được cho uống thuốc Terbutaline – một dược phẩm thường được chỉ định dùng cho phụ nữ để tránh xảy thai thì con cái sinh ra sau đó có hội chứng giống như tự kỷ, bao gồm những đặc tính biểu trưng rõ nét của sự thiếu giao tiếp cộng đồng và hành vi lặp lại.

Một trong những tác giả của công trình là nhà nghiên cứu sau học vị Tiến sĩ Zachariah Smith làm việc tại phòng thí nghiệm của Barth đã nói :” Câu hỏi mang tính nền tảng của công trình này là liệu chúng ta có thể sử dụng các lợi khuẩn vốn sẵn có khả năng tác động lên hệ miễn dịch để ngăn chặn các hậu quả lâu dài do những yếu tố gây stress đến từ môi trường sống trong giai đoạn người phụ nữ mang thai không ?
Với mục đích nghiên cứu , các nhà khoa học cho chuột tiếp xúc với các yếu tố gây stress vừa phải và cho chúng thuốc Terbutaline, tương tự như những gì áp dụng đối với phụ nữ mang thai ở 3 tháng cuối.

Một nửa số chuột được tiêm chế phẩm có lợi khuẩn Mycobacterium Vaccae ( M.vaccae ) – một chủng lợi khuẩn đã được nghiên cứu trước đó cho thấy rất hiệu quả trong việc
chống viêm nhiễm ở não bộ. Nhóm chuột thứ 3 không được chữa trị gì.
Vào tháng thứ 2 và tháng thứ 4 các nhóm chuột thí nghiệm được đem ra tiến hành một loạt phép thử, trong đó có thử về mức độ tương tác cộng đồng và hành vi diễn tả lặp lại .
Tương tự như công trình nghiên cứu trước , số chuột có mẹ bị gây stress và uống Terbutaline có biểu hiện tự kỷ, trong khi đó số chuột đã được miễn dịch bởi lợi khuẩn M.vaccae không hề hấn gì. Smith cho rằng “ việc miễn dịch bằng M.vaccae đã có vai trò bảo vệ trước những yếu tố gây stress tiêu cực đến từ môi trường trong quá trình phát triển ( của thai nhi – ND ), đặc biệt là chống lại một phổ rộng những bất bình thường của chứng tự kỷ ( ASD – Autism Spectrum Disorder ).

Việc tiêm chủng không chắc đã có thể bảo vệ khỏi những phát triển bất thường và bởi vì chứng động kinh có xu hướng phát tác về sau này nên các nhà nghiên cứu dự định lặp lại thử nghiệm trên quy mô lớn hơn và trong một giai đoạn dài hơn.
Chứng tự kỷ và động kinh thường xảy ra đồng thời ở người, với khoảng 30% bệnh nhân tự kỷ có biểu hiện động kinh. Sự viêm , nhiễm do stress được cho là có nhiều khả năng đóng vai trò quan trọng ở đây theo giả thuyết của các nhà nghiên cứu.

Họ cũng cảnh báo rằng việc tiêm lợi khuẩn không phải là quá trình phát triển một loại “ vacxin chống tự kỷ “và khuyến cáo không nên can thiệp bằng lợi khuẩn đối với những trường hợp đã bị tự kỷ. Nghiên cứu của họ chỉ củng cố luận điểm cho rằng việc tiếp xúc với các lợi khuẩn, đôi khi được ví là “những người bạn cũ” đóng vai trò quyết định đối với quá trình phát triển não bộ của thai nhi.

Sau cùng, Lowry dự báo sẽ có một ngày các bà mẹ mang thai bị stress dẫn tới rủi ro sinh con với những bất thường trong phát triển hệ thần kinh cũng sẽ được cung cấp các lợi khuẩn đặc biệt hoặc tiêm chủng để hỗ trợ cho sự phát triển bình thường hệ thần kinh của thai nhi.
Ông cho rằng “ đây thực sự là phương pháp can thiệp đầu tiên vào quá trình mang thai mà tôi biết có khả năng ngăn chặn hội chứng tự kỷ, bao gồm cả phương diện hành vi và quan hệ xã hội và nếu được phổ biến rộng cho cộng đồng nó sẽ có ý nghĩa sâu sắc.”

Theo các nhà nghiên cứu thì các bà mẹ cần nhận thức những rủi ro có nguồn gốc là các yếu tố gây stress tinh thần và môi trường , bao gồm cả thuốc chống xảy thai Terbutaline trong lúc mang thai. Khuyến cáo các bà mẹ nên cố gắng tiếp xúc với các lợi khuẩn có ích qua những thực phẩm lên men như yogurt và dưa cải ủ chua kiểu Đức ( saurkraut ) , dành thời gian nhiều hơn ngoài thiên nhiên.

Nghiên cứu cho thấy miễn dịch nhờ lợi khuẩn giúp não bộ dẻo dai hơn trong việc đối phó với stress. Thông tin bổ sung về tư liệu tham khảo : Zachariah Z. Smith et al, Effects of immunization with heat-killed Mycobacterium vaccae on autism spectrum disorder-like behavior and epileptogenesis in a rat model of comorbid autism and epilepsy, Brain, Behavior, and Immunity (2020). DOI:
10.1016/j.bbi.2020.05.034
 
Bình luận và nhận định: công trình nghiên cứu này đã làm sáng tỏ thêm công dụng của các chủng lợi khuẩn trong những chế phẩm Vetom. Ví dụ như chủng Bacillus subtilis DSM – 24613 trong Vetom 1.1

(Vetom 1.23) có khả năng sản sinh ra Interferon alpha 2 tương tự như tế bào bạch cầu nội sinh nên trợ giúp cho hệ miễn dịch của cơ thể , tương tự như chủng M.vaccae mà các tác giả bài báo đã sử dụng trong nghiên cứu của mình. Do vậy đối với phụ nữ mang thai, đặc biệt trong 3 tháng cuối của thai kỳ việc bổ sung thêm các thực phẩm có chứa lợi khuẩn dạng như Vetom sẽ mang lại lợi ích to lớn trong việc ngăn chặn chứng tự kỷ ở trẻ sơ sinh và mang lại một sự phát triển lành mạnh cho não bộ của thai nhi.

Viết bình luận